Trường Tiểu Học Công Lập Trần Thị Ngọc Hân

Địa chỉ

Trường Tiểu Học Công Lập Trần Thị Ngọc Hân

Kp5, Huỳnh Tấn Phát
Thị trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè
Thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại: 028 38738523

Trường Tiểu Học Công Lập Trần Thị Ngọc Hân là một địa điểm được sắp xếp trong danh mục Giáo Dục Trường Tiểu HọcTrường Tiểu Học Công Lập Trần Thị Ngọc Hân nằm ở khu vực Huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp trong khu vực từ các liên kết TP.HCMHuyện Nhà BèThị trấn Nhà BèHuỳnh Tấn Phát. Đây là một trang web rất hữu ích giúp bạn tìm kiếm thông tin chi tiết của một địa điểm và chỉ dẫn đường đi đến Trường Tiểu Học Công Lập Trần Thị Ngọc Hân.

Gửi lời bình
Advertisements
Thông tin khác

Giờ mở cửa của Trường Tiểu Học Công Lập Trần Thị Ngọc Hân

Chưa có thông tin

Khu vực Huyện Nhà Bè

Trường Tiểu Học ở gần Trường Tiểu Học Công Lập Trần Thị Ngọc Hân

  1. Trường Tiểu Học Tạ Uyên 782, Lê Văn Lương, Huyện Nhà Bè
  2. Trường Tiểu Học Nguyễn Trực 1026/3, Huỳnh Tấn Phát, Huyện Nhà Bè
  3. Trường Tiểu Học Lê Quang Định 218B, Lê Văn Lương, Huyện Nhà Bè
  4. Trường Tiểu Học Lâm Văn Bền 373, Huỳnh Tấn Phát, Huyện Nhà Bè
  5. Trường Tiểu Học Trang Tấn Khương 36A, Nguyễn Văn Tạo, Huyện Nhà Bè
  6. Trường Tiểu Học Nguyễn Bình 247, Nguyễn Bình, Huyện Nhà Bè
  7. Trường Tiểu Học Nguyễn Văn Tạo 1401, Nguyễn Văn Tạo, Huyện Nhà Bè
  8. Trường Tiểu Học Tạ Uyên 202A, Phạm Hữu Lầu, Huyện Nhà Bè
  9. Trường Tiểu Học Lê Văn Lương 0, Lê Văn Lương, Huyện Nhà Bè

Trường Tiểu Học Công Lập Trần Thị Ngọc Hân nhận được 6 lời bình

Gửi lời bình

Luật qui định

Luật qui định :

Không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh, không được quyên góp của người học và gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyên và các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Thu từ nguồn mua bảo hiểm y tế của học sinh được thực hiện theo đúng qui định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Các đơn vị cần chú ý các đối tượng học sinh thuộc diện được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế hoặc đã có thẻ bảo hiểm y tế còn hiệu lực để không yêu cầu học sinh mua nhằm tránh trùng lắp và lãng phí. Đối với những khoản đóng góp được thoả thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh như: Tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, tiền nước uống..., nhà trường phải thỏa thuận với cha mẹ học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi. Đối với việc mua quần áo đồng phục, phù hiệu của học sinh, vở học tập mang tên trường, bảo hiểm tự nguyện, nhà trường cần thống nhất chủ trương, kiểu mẫu với cha mẹ học sinh và để cha mẹ học sinh tự lựa chọn cũng như quyết định hình thức mua thích hợp. Các cơ sở giáo dục không thay đổi đồng phục, phù hiệu để giảm chi phí cho cha mẹ học sinh. Sở GD&ĐT TP HCM nhấn mạnh: Các cơ sở giáo dục tuyệt đối không đặt ra các khoản thu không có trong quy định; không tùy tiện lập các loại quỹ để ép buộc cha mẹ học sinh, học sinh đóng góp dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện; không để các tổ chức, cá nhân vào trường vận động mua, bán trong thời gian học; không thông báo thu học phí chung với thông báo mua bảo hiểm tự nguyện (bảo hiểm tai nạn) nhằm tránh gây hiêu lầm là khoản thu bắt buộc đối với học sinh.

------------

-bởi Báo pháp luật
Rating: 1

Bức xúc

Phí “lạ” Tiếp xúc với phóng viên, nhiều phụ huynh học sinh có con học tại Trường Tiểu học trần thị ngoc Hân TT nhà bè tỏ ra bức xúc khi nói về những khoản phí không biên lai mà họ phải đóng cho nhà trường vào đầu năm học 2015-2016. Một phụ huynh tên Th cho biết: “Ngoài khoản phí theo quy định như: Hội phí (100.000 đồng/em/năm), bảo hiểm y tế bắt buộc (em/năm), chúng tôi còn được thông báo những khoản “phí lạ” nằm ngoài quy định, như: Tiền sơn trường, tiền mái che, tiền ép giấy khen; tiền khen thưởng, thi văn nghệ… Các khoản tiền khác thì không nói, riêng khoản tiền sơn sửa trường nằm trong diện xây dựng cơ bản được Nhà nước cấp kinh phí thực hiện mà nhà trường vẫn thu của phụ huynh là không thể chấp nhận”

------------

-bởi Anh TH
Rating: 1

Bức xúc

Các phụ huynh cho biết, vào đầu năm học 2015 – 2016, nhà trường tổ chức cuộc họp “bất thường” với phụ huynh để bàn chuyện thu thêm các khoản phí ngoài quy định. “Tại cuộc họp, sau khi thông báo về các khoản phí, nhà trường hỏi phụ huynh đồng ý hay không mà không ai dám phản ứng vì sợ ảnh hưởng đến con em mình. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi nghi ngờ là khoản thu đầu năm không được nhà trường công khai, minh bạch. Phụ huynh đóng tiền nhưng không có biên lai, biên nhận” – Chị Thanh bức xúc.

-bởi Chị Thanh
Rating: 1

Bức xúc

Chi liên - phụ huynh học sinh Trường Tiểu học trần thị ngọc Hân bức xúc: “Điều khiến chúng tôi nghi ngờ là các khoản thu đầu năm không được nhà trường công khai, minh bạch. Phụ huynh đóng tiền nhưng không có biên lai, biên nhận”.

-bởi Liên
Rating: 1

Lạm thu tiền trong trường học

Luật im lặng” trong buổi họp đầu năm học Theo ghi nhận của PV, hiện đang là thời gian cao điểm về họp phụ huynh (PH) đầu năm học, đặc biệt trong khối tiểu học. Ngoài việc phổ biến một cách khái quát nội quy quy định của trường, những đổi mới trong năm học thì phần tiêu điểm trong hầu hết các cuộc họp PH đầu năm là bàn đến những khoản đóng góp. Nói là bàn song thực tế, qua phản ánh của nhiều bậc PH thì hầu hết các khoản thu mà nhà trường đưa ra đều đã được “chốt hạ”. Nhiệm vụ của giáo viên (GV) chỉ là đưa list (danh sách) các khoản thu tới PH ký với danh nghĩa... tự nguyện. Chị Trần Lệ D. (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có con năm nay vào lớp 1 chia sẻ: “Không chỉ riêng tôi mà nhiều phụ huynh HS khác sau khi họp PH đầu năm học cũng cảm thấy hoa mắt khi cô chủ nhiệm đưa ra một loạt các khoản thu với đủ loại tiền, từ học phí, học 2 buổi/ngày, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền học các môn kỹ năng, tiền bảo dưỡng điều hòa, tiền sách, bút vở mực... Tổng chi phí trước mắt là hơn 3 triệu đồng”. Chị D. than thở: “Chú không biết đấy thôi, nhà chị có hai con đi học, dù là đúng tuyến đấy nhưng chi phí đầu năm cho hai chị em nó ngót nghét gần chục triệu. Vợ chồng chị cũng chỉ là viên chức Nhà nước nên khá áp lực trước những khoản thu này”. Chị D. chia sẻ thêm, dù biết nhiều khoản thu rất vô lý song chẳng ai dám phản ứng vì sợ con mình sẽ bị cô đưa vào “danh sách quan tâm đặc biệt”. Một phụ huynh học sinh với bản kê danh sách các loại phí phải đóng đầu năm học. Trong khi đó, anh Cao Ngọc P. (Xa La, Hà Đông, Hà Nội) có con học lớp 3, trường tiểu học K.Đ. (Hà Đông, Hà Nội) lại phản ánh: Bình thường thì các khoản thu tự nguyện phải được PHHS thống nhất sau cuộc họp nhưng nhà trường đã tranh thủ thu trước nhiều khoản với lý do là không tăng so với năm học trước, như: Quỹ phụ huynh: 150.000 đồng, đề kiểm tra thường xuyên: 50.000 đồng; tiền kiểm tra định kỳ: 20.000 đồng; bảo dưỡng điều hòa 500.000 đồng/năm... Đặc biệt, bảng thông báo còn ghi mỗi tháng phụ huynh phải đóng thêm 230.000 đồng. “Khoản đóng thêm này không biết là khoản gì, dùng vào mục đích gì mà không có giải thích rõ ràng”, anh P. nói. Tình trạng “loạn thu” này không chỉ diễn ra trên địa bàn TP.Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương khác. Theo tìm hiểu của PV, không chỉ các cấp học ở Hà Nội, nhiều khoản thu "tự nguyện" cũng được một số trường tại TP.Hồ Chí Minh áp dụng để "móc túi" PHHS. Năm ngoái, PH vừa đóng tiền cho con em học lớp có máy tính nghe ngoại ngữ hoặc tiền mua máy điều hòa, thì năm nay lại thêm tiền mua máy chiếu, mua bảng học tương tác... Một số trường còn "sáng tạo" ra một loại phí rất khó hiểu gọi là phí quản nhiệm, được lý giải là để sử dụng vào công tác quản lý học sinh? Thậm chí có trường còn “dọa” sẽ không thực hiện bán trú với lý do không có đủ tài chính nếu PH không đồng ý tự nguyện đóng các khoản phí hỗ trợ??? Tuy sở GD-ĐT TP.HCM đã có công văn gửi đến các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố lưu ý tuyệt đối nghiêm cấm việc lạm thu ở các trường học, nhưng theo tìm hiểu của PV, nhiều trường vẫn lách để làm khó PHHS. Chị Huỳnh Thanh T., PH của một học sinh học lớp 2 trường B.T.2 (quận Bình Tân) cho biết: “Chúng tôi đã phải bỏ ra hơn 700.000 đồng để mua sách mà không được biết lý do, vì có nhiều sách tôi nghĩ không cần thiết. Ví như sách Anh văn phải mua đến 3 bộ, số tiền là 465.000 đồng, bìa lót vở thì có giá 33.000 đồng. Đó chỉ mới là sách thôi chứ vào năm học còn bao nhiêu thứ phải đóng. Thử nghĩ nếu nhà có hai đứa con đi học thì số tiền ấy được nhân đôi, chúng tôi lấy tiền đâu mà đóng”. Nhiều trường học ở các quận, huyện vùng ven thành phố còn bắt buộc phụ huynh phải mua đúng loại sách, vở theo quy định của trường. Có nhiều phụ huynh lỡ mua trước loại vở không đúng đều bị bắt phải mua lại. Đáng nói hơn, một số trường còn có những giáo viên mồi chài học sinh học thêm. Anh Nguyễn Văn V., PHHS lớp 4 trường tiểu học A.H. (quận Gò Vấp) cho biết: “Mới vào đầu năm cô giáo chủ nhiệm đã phát cho cả lớp tờ đơn đăng ký học thêm. Tôi thấy không cần thiết nên không cho con đăng ký. Khi hỏi ra những phụ huynh khác mới biết rất nhiều người đã đăng ký cho con đi học vì ngại giáo viên để ý rồi làm khó”. Ngoài ra, nhiều PHHS còn phản ánh về tình trạng ra thông báo mập mờ của một số trường. Chị Lê Thị L., PHHS trường THCS T.S. (quận Gò Vấp) cho biết: “Khi vào học, con tôi được xếp lịch học cả ngày, tôi cứ nghĩ như vậy là học buổi chiều cũng là chính. Ai ngờ khoảng một tuần sau thì nhà trường thông báo học buổi chiều là học thêm và phát đơn đăng ký học thêm cho học sinh. Như vậy, chẳng khác nào đưa phụ huynh vào thế khó vì tâm lý mọi người đều không muốn mất lòng nhà trường”. Cần phải mạnh tay xử lý “lạm thu” Một điều dễ nhận thấy các khoản thu núp bóng tự nguyện thực tế đã diễn ra nhiều năm ở nhiều trường học trên địa bàn cả nước. Các sở ban ngành chức năng đều biết tuy nhiên các biện pháp xử lý nạn lạm thu các khoản đóng góp đầu năm học không đủ mạnh nên phần lớn PH rơi vào tâm trạng: Đóng thì ấm ức, không đóng thì lo. Theo tìm hiểu của PV, nhằm giám sát việc thu phí đầu năm học nhiều sở GD-ĐT trên cả nước đã quy định bất kỳ hình thức ép buộc hay bình quân hóa đóng góp đối với PHHS đều là vi phạm pháp luật. Quá trình quản lý và sử dụng các khoản thu phải quán triệt nguyên tắc tự nguyện, đúng mục đích, dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục công khai các khoản thu để cha mẹ HS biết. Cũng liên quan đến việc quản lý thu các loại phí đầu năm học, một vị cán bộ trong ngành GD tại Hà Nội cho biết đầu năm học này, sở GD&ĐT TP. sẽ thành lập nhiều đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học; sẽ mạnh tay với những trường thu phí sai quy định. Vị này cũng đề nghị khi phát hiện dấu hiệu sai phạm trong việc thu chi học phí cũng như khoản phí khác, PHHS hãy gọi trực tiếp vào số điện thoại đăng trên website của Sở để phản ánh, Sở sẽ vào cuộc xử lý ngay lập tức. Quy định là vậy nhưng theo chia sẻ của một PH là hội trưởng hội cha mẹ HS tại trường THCS Đ.Đ. (Cầu Giấy, Hà Nội): Trên thực tế dù văn bản chỉ đạo của Sở đã được quán triệt nhưng tình trạng "lạm thu" vẫn diễn ra phổ biến. Để tránh bị thanh tra "sờ gáy", các trường đã "linh hoạt" bằng cách chỉ... "truyền miệng": Cô giáo chủ nhiệm sẽ thông báo với ban PH, ban PH bàn bạc và nộp tiền. Thực tế cho thấy việc thu các khoản phí đầu năm học luôn là bài toán khó làm thỏa mãn cả PH lẫn BGH nhà trường. Vẫn biết một số khoản thu để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh trong điều kiện ngân sách Nhà nước không đủ để đáp ứng cũng là một cách “chia sẻ” giữa gia đình và nhà trường nhưng phải làm sao để không có chuyện bỏ túi riêng hay tự nguyện kiểu bắt buộc là việc quá khó! Nghiêm cấm và xử lý nghiêm - Liệu chỉ là lời răn đe hình thức? Trao đổi với PV, đại diện sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết, vừa qua, Sở đã có công văn gửi đến các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố về việc chuẩn bị tốt cho công tác khai giảng đầu năm học 2015-2016. Đáng chú ý trong công văn này là việc sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý tuyệt đối nghiêm cấm việc lạm thu ở các trường học, gây khó khăn, tốn kém cho PHHS. Một số mặt cần lưu ý như đồng phục phải phù hợp, không nhất thiết phải mua mới. Các khoản thu phải được niêm yết công khai, đúng quy định. Trường phải ghi rõ các khoản thu mua giùm học sinh như: Sách, vở, tài liệu, dụng cụ học tập, cơ sở vật chất bán trú, tiền ăn trưa, bảo hiểm. Cũng có động thái tương tự, sở GD-ĐT TP.Hà Nội vừa yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh năm 2015. Theo đó, các trường tuyệt đối không được thu hoặc vận động cha mẹ HS đóng góp các khoản ngoài quy định cho nhà trường, kể cả việc bán hồ sơ, vận động PH có con học trái tuyến góp kinh phí. Đặc biệt, trong thời gian tuyển sinh từ 1/7 đến ngày 15/7, các trường không được tổ chức bán sách giáo khoa và tổ chức may đo đồng phục học sinh. Đơn vị nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. VĂN HẬU- HOÀNG MINH

------------

Xem thêm: Lạm thu đầu năm học - Tự nguyện đóng góp trong ấm ức!?, http://vietbao.vn/Giao-duc/Lam-thu-dau-nam-hoc-Tu-nguyen-dong-gop-trong-am-uc/177109363/202/

Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn

-bởi Chi Nga
Rating: 1

sớm giải quyết cho phu huynh nhờ

Đề nghị Ban Giám Hiệu nhà trường Trần Thị Ngọc Hân Nhà Bè xem lại vấn đề yêu cầu phụ huynh đóng góp tiền thêm ngoài chi phí đóng theo tháng . thu thêm để thuê người phục vụ vệ sinh lớp học là vô lý

Xin hỏi nhân viên phục vụ ở trường làm công không ăn lương hay sao.

việc quét dọn lớp học phải bắt phụ huynh đóng ????

--- Hàng năm yêu cầu bắt buộc phụ huynh đóng tiền mua TiVi để phục vụ cho các em . các em đi học hay vào trường để xem TiVi vậy ???.

như vậy mổi năm mổi mua vậy TiVi củ bán ve chai a2h.

về việc cứ mổi lần họp phụ huynh là biết có đóng góp tiền đủ thứ

gia dình tôi đi làm thuê còn không đủ ăn còn phải lo tiền học cho 2 con là chật vật lắm rồi, vậy mà còn lo khoảng đóng góp đủ thứ như vậy chắc gia đình tôi sẽ cho 2 con nghỉ học mất. đóng 5..6 trăm nghìn đối với những phụ huynh giàu có thì không đáng là bao.

nhưng đối với những hộ nghèo kiếm từng đồng để ăn hàng ngày còn không đủ thì số tiền đó rất là lớn với chúng tôi.

Vậy chúng tôi các hộ nghèo mong ban Giám hiệu nhà trường xem lại các khoảng đóng tiền này để giảm bớt nổi lo và gánh nặng cơm áo gạo tiền cho chúng tôi.

Nếu cần nhà trường huy động các phụ huynh giàu chảnh chó ta đây bỏ tiền ra ủng hộ mua đi để cho con em họ có TiVi coi.

còn chúng tôi cơm không đủ ăn áo không đủ mặt thì có thời gian đâu mà coi TiVi ????

mong nhà trường sớm triển khai cho các giáo viên chủ nhiệm biết và giải quyết các khoảng tiền trên . nếu cần kêu gọi đóng góp tùy lòng hảo tâm có bao nhiêu đóng bấy nhiêu chứ đừng áp đặt cho phụ huynh phải đóng . Còn thách đố kêu Ai không có khả năng thì gặp cô chủ nhiệm để trình bày , thử hỏi điều tế nhị ai mà làm vậy, ai dám nói, nên cắn răng bóp bụng ai sao mình vậy ráng đua theo bọn nhà giàu lắm tiền.

Xin Chân thành cảm ơn

-bởi Dũng
Rating: 1