Chùa Cát Linh

Địa chỉ

Chùa Cát Linh

0, Cát Linh
Phường Cát Linh, Quận Đống Đa
Hà Nội

Chùa Cát Linh là một địa điểm được sắp xếp trong danh mục Tôn Giáo ChùaChùa Cát Linh nằm ở khu vực Quận Đống Đa, Hà Nội. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp trong khu vực từ các liên kết Hà NộiQuận Đống ĐaPhường Cát LinhCát Linh. Đây là một trang web rất hữu ích giúp bạn tìm kiếm thông tin chi tiết của một địa điểm và chỉ dẫn đường đi đến Chùa Cát Linh.

Gửi lời bình
Advertisements
Thông tin khác

Giờ mở cửa của Chùa Cát Linh

Chưa có thông tin

Khu vực Quận Đống Đa

Chùa ở gần Chùa Cát Linh

  1. Chùa Bụt Mọc 0, Hồ Văn Chương, Quận Đống Đa
  2. Chùa Cổ Miễu 312, Đường Láng, Quận Đống Đa
  3. Chùa Linh Quang 0, Ngõ Văn Chương 2, Quận Đống Đa
  4. Chùa Cảm Ứng 0, Đường Láng, Quận Đống Đa
  5. Chùa Phúc Khánh 382, Tây Sơn, Quận Đống Đa
  6. Chùa An Quốc 14, Cát Linh, Quận Đống Đa
  7. Chùa Linh Ứng 290, Khâm Thiên, Quận Đống Đa
  8. Chùa Bà Lành 0, Nguyễn Khuyến, Quận Đống Đa
  9. Chùa Bà Ngô 128, Nguyễn Khuyến, Quận Đống Đa
  10. Chùa Đồng Quang 119, Tây Sơn, Quận Đống Đa

Chùa Cát Linh nhận được 2 lời bình

Gửi lời bình

Chùa Phổ Quang Cát Linh

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát.

Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.

Nam mô chúng sinh quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng

Con xin chân thành cảm ơn Thầy Tâm, bác Việt và toàn thể Tăng Bảo chùa Cát Linh.

-bởi Vu Quang Minh
Rating: 5

Chua Cat Linh (Pho Quang)

Chùa Phổ Quang Cát Linh là một di tích lịch sử văn hóa do Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử xây dựng đã 800 năm nay.

Thủy tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Đức vua Trần Nhân Tông húy là Trần Khâm sinh năm Nhâm Ngọ 1258, lên ngôi vua năm Kỷ Mão 1279, là một vị vua anh minh, thao lược, văn võ toàn tài, lầu thông kinh luân, cao siêu Phật lý. Trong thời gian trị vì đất nước đã cầm quân cùng các tướng sĩ hai lần đánh tan quân Nguyên- Mông xâm lược nước ta.

Ngài giác ngộ Phật pháp năm Quý tỵ 1293, Ngài truyền ngôi cho con là Thái tử Trần Anh Tông và Ngài lên ngôi Thái Thượng Hoàng, hai năm sau vào năm Ất Mùi 1295, Ngài lên chùa Vũ Lâm tại Hoa Lư, Ninh Bình thụ đạo, được quốc sư Huệ Tuệ làm lễ thế phát xuất gia. Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi, Ngài lên núi Yên Tử- Đông Triều chính thức tu hạnh Đầu Đà hoằng hóa rất nhiều vùng. Ngài đã thu nhận rất nhiều đệ tử nổi bật như đệ nhị Tổ Pháp Loa và Đệ Tam Tổ Huyền Quang.

chua cat linh.jpg

Tam Bảo chùa Cát Linh (ảnh Huongdanphattu.com)

Chùa Phổ Quang - Cát Linh được xây dựng từ đời Hương Vân Đại Đầu Đà thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và được Đệ Tam Tổ Huyền Quang trụ trì.

Cho đến đời vua Lê Thái Tông năm Canh Thân 1440, chùa được phát triển trở thành một chốn đại danh lam thắng cảnh của đất nước. Như trong bài minh chung Phổ Quang tự đúc cách đây 300 năm có khắc ghi rõ: “ Phổ Quang Tự tích Trần Triều Tam Tổ Trúc Lâm phái Lưu Thử, Hồng Lê Triều Thái Tông tăng tự thạch chỉ trấn quốc trung nhất đại danh lam dã” nghĩa là “Chùa Phổ Quang là di tích lịch sử Triều Trần do Tam Tổ phái Trúc Lâm để lại. Đến Triều đình Hồng Lê đời vua Thái Tông đã chỉ dụ tu bổ tôn tạo chính là đại danh lam chung của đất nước”.

Trước đây chùa được xây dựng với kiến trúc cổ đại làm toàn bằng gỗ quý, bao quanh có vườn bãi, ruộng ao, rộng bao la; là nơi nhập tháp 23 vị Hòa thượng cao tăng trụ trì viên tịch tại chùa.

Trải qua gần 400 năm theo lẽ thành, trụ, hoại, không, lại do chiến tranh tàn phá, cảnh chùa dần dần bị hủy hoại nghiêm trọng. Tam quan, gác chuông, tiền đường, thượng điện, cửu phẩm, nhà tổ, nhà tăng, nhà mẫu, nhà khách, nhà trù đều bị siêu vẹo đổ nát. Mãi đén năm Quý Dậu 1813, đời vua Gia Long năm thứ 12, chùa Phổ Quang Cát Linh mới được Hòa thượng thiền sư chùa Trấn Quốc đứng ra tiếp nhận Phật pháp, đảm nhiệm công việc đại trùng tu tôn tạo lần thứ nhất và đúc quả chuông Đại Hồng Chung Phổ Quang, sắc tươi, chất tốt, vang rền tiếng ngân.

Trải qua trên 3 thập kỷ, dưới triều đại Hoàng đế Miên Tông niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 5, vào năm Ất Tỵ 1845 lại được Hòa thượng Thiền sư Giác Địa trụ trì chùa hô hào tín đồ Phật tử thập phương phát tâm Bồ Đề, trùng tu cảnh quan chùa đẹp hơn xưa, lai đúc thêm chuông Cát Linh đại hồng chung cao to hơn chuông Phổ Quang và tiến hành đại lễ khánh thành chùa lần thứ 2 vào ngày mồng 5 tháng 8 năm Mậu Thân 1848.

Sau khi cách mạng tháng Tám năm Ất Dậu 1945 thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam hòng tái lập nền đô hộ nước ta một lần nữa, chùa Cát Linh có vườn bãi, ao hồ rộng, cây cối xum xuê, có vị thế chiến đấu quan trọng, là nơi tự vệ quân dân Thủ đô đồn trú anh dũng. Vào năm Bính Tuất 1946, quân ta rút khỏi Thủ đô, bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Pháp trở lại Hà Nội đã phá hủy toàn bộ khuôn viên chùa chỉ còn lại một số pho tượng Phật và hai quả Đại Hồng Chung giá trị.

Đến năm Nhâm Thìn 1952, chùa Phổ Quang Cát Linh được tôn tạo xây dựng lần thứ 3 trên nền chùa cũ nhỏ hơn và hoàn tất vào năm Ất Mùi 1955 dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm thứ 10.

Vị sư Tổ cuối cùng của chùa Cát Linh là Hòa Thượng Thiền Sư Thích Tâm Tiếp theo chốn tổ Hòe Nhai sơn môn pháp phái Tào Động kiêm trụ trì chùa Hòe Nhai, Chùa Mễ Trì thượng. Khi Ngài viên tịch đã nhập tháp khắc bia tại chùa Mễ Trì Thượng huyện Từ Liêm Hà Nội.

Từ đây Chùa Cát Linh vắng bóng sư trụ trì, lại bị ảnh hưởng bom đạn Mỹ oanh tạc ác liệt Hà Nội, chùa đã dần dần xuống cấp, mái dột, tường nứt, cánh cửa mục nát, nhà Tổ, nhà Tăng, và các công trình khác bị xiêu vẹo.

Vào thập kỷ 70, vườn, ao, ruộng của chùa bị san lấp, khu vực đất quanh chùa bị một só người sử dụng làm nhà ở mua đi và bán lại nhiều lần. Chính quyền Thành phố Hà Nội đã cho di chuyển 23 ngôi tháp Tổ lên chùa Bổ Đà ở đồi Việt Yên – Bắc Giang để lấy đất xây dựng trường Phổ Thông Cơ Sở, trường Tiểu Học Cát Linh, trường Mầm Non Cát Linh. Tiền đường chùa là nơi làm việc của Ban Giám Hiệu, sau này lại sử dụng làm kho phế liệu của nhà trường. Toàn cảnh ngôi chùa cổ đại danh lam có từ trên 800 năm chỉ còn là một phế tích.

Vào năm Canh Ngọ 1990, thể theo nguyện vọng của tín đồ Phật tử trong phường Cát Linh và một số tín đồ Phật tử trong Thành phố, nhà chùa đã được chính quyền và Mặt Trận Tổ Quốc thỉnh mời nhà sư về trụ trì. Từ đây các Phật tử đã hết lòng phát tâm công đức cùng sư trụ trì tiến hành đại tu tạo chùa, tô thếp tượng Phật, xây nhà Tổ, nhà Ni, nhà khách, phục chế lại hoành phi, câu đối, cửa võng, … Công trình tu tạo đại trùng tu chùa Cát Linh lần thứ 4 đạt được thành tựu viên mãn. Lễ yên vị được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 7 năm Nhâm Thân tức ngày mồng 8 tháng 8 năm 1992 và đã được nhà nước cấp bằng xếp hạng Di tích lịch sử.

Từ đó, tuy được nhà chùa quan tâm thường xuyên tu tạo hàng năm nhưng chùa càng ngày xuống cấp về mặt kiến trúc. Mái dột, tường nứt đe dọa an toàn cho các ngày đại lễ đông khách thập phương đến lễ Phật. Do đó ngay từ đầu năm Đinh Hợi 2007. Được sự nhất chí của chính quyền các cấp có thẩm quyền cho phép, nhà chùa đã tiến hành đại trùng tu tôn tạo toàn bộ ngôi chùa Cát Linh, thiết kế theo cổ đại cách tân có tiền đường hậu cung, nhà tổ, nhà mẫu, nhà giảng đường, nhà khách, nhà ni… xây dựng kiên cố, trần thiết bằng các loại gỗ quý, cột đá, hành lang, trạm trổ tinh xảo, Chính Điện an trí, tượng Phật Di Đà bằng đồng nặng mấy tấn.

Chùa Cát Linh lại tu tạo lần thứ 5 là một công trình công phu, thẩm mỹ, hài hòa cổ kính và hiện đại đã nâng tầm vị trí chùa Cát Linh xứng đáng là một Di tích lịch sử văn hóa đã lưu truyền 800 năm do Tam Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng và cũng là một công trình văn hóa để chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010.

Đại lễ khánh thành trùng tu tôn tạo Chùa Cát Linh được tiến hành trọng thể vào ngày 27 tháng 09 năm 2009 (tức ngày 09 tháng 08 năm Kỷ Sửu).

-bởi Vu Quang Minh
Rating: 5